Thursday, July 23, 2020

ĐẠO PHẬT VÀ CON SỐ 108



Cây bồ đề được coi là một trong những biểu tượng của nhà Phật. Nơi Đức Phật thiền định để tìm ra nguồn gốc mọi khổ đau, con người phải hứng chịu. Gỗ của cây bồ đề được dùng làm tràng hạt sử dụng trong các buổi trì chú hoặc tụng kinh. Xâu chỗi tràng hạt thường có 108 hạt.

108 hạt bồ đề, tượng trưng cho 108 phiền não của con người. Theo thuyết nhà Phật, các phiền não xuất phát từ vô minh.

Con người có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý thức. Khi mắt tiếp xúc với cảnh vật; tai nghe được âm thanh; mũi nhận thức được mùi hương; lưỡi tiếp xúc và biết được vị mặn ngọt; thân thể cảm giác được sự nóng lạnh; ý thức nhận biết của não bộ sẽ làm cho con người khởi sinh cảm giác hoặc vui ( lạc ) hoặc buồn ( khổ ) hoặc không vui, không buồn ( vô ký ), làm cho thân, tâm chúng ta hoặc thanh tịnh hoặc bị ô nhiễm rối bời, từ đó gây ra 108 phiền ở trong cả 3 thời quá khứ, hiện tại và tương lai.

6 thức

3 cảm thọ

2 giới

3 thời

Mắt, tai, mũi, lưỡi thân và ý thức

Lạc, khổ, vô ký

Nhiễm, thanh tịnh

Quá khứ, hiện tại , tương lai.

6 x

3 x

2 x

3 x

= 108

Số 108 thường xuất hiện trong các công trình Phật giáo. Có 108 cuốn sách Luật, Luận ghi lại lời Phật dạy, để các môn đệ của Ngài noi theo tu học hàng ngày. Ngôi chùa Hải Ấn Tự hay còn gọi là Tàng kinh các ở Hàn Quốc, nơi cất giữ các Bộ Kinh, Luật, Luật của Phật được thiết kế với kiến trúc 108 cột độc đáo tượng trưng cho 108 phiền não. Các ngôi chùa lớn thường xây dựng 108 bậc thang để dẫn vào chánh điện. Hàm ý nhắc nhở chúng ta cần phải vượt qua 108 khổ đau để đến bến bờ an lạc.

Để thức tỉnh mọi người tinh tấn tu hành, vượt qua mọi đau khổ trong thế gian, hàng ngày tiếng chuông từ các ngôi chùa, đều được gióng theo thời khóa nhất định. Mỗi ngày hai thời. Mỗi thời đánh 108 tiếng chuông. Tiếng chuông được gióng lên cùng với lời cầu nguyện cho thế giới hòa bình, cho chúng sanh an lạc.

Con số 108 dường như không chỉ ý nghĩa với nhà Phật mà còn xuất hiện khá nhiều trong cuộc sống. Chuyến bay đầu tiên của Gagarin vòng quanh trái đất (ngày 12 thánh 04 năm 1962) hết 108 phút và hành trình chuyến bay được viết lại trong cuốn sách với tựa đề "108 phút và cả cuộc đời". Nếu chúng ta còn cho rằng con số 108 phút của chuyến bay nói trên của con người vào vũ trụ có thể chỉ là một sự trùng hợp với con số linh thiêng của nhà Phật, thì dãy Hymalaya với 108 ngọn núi hùng vĩ cao nhất thế giới, làm cho chúng ta chú ý nhiều hơn đến ý nghĩa của con số 108./.