Thursday, April 28, 2016

NHẬT BẢN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ CHO ĐỘNG ĐẤT HÀNG NĂM ?




Vừa qua, tại Kyushu, Nhật Bản đã xảy ra liên tục hai trận động đất, trong đó trận động đất vào ngày 16 lên đến cấp 7,3.
Theo truyền thông Nhật Bản, có 41 người tử nạn, hơn 1000 người bị thương. Theo số liệu của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, trận động đất ở Kyushu vào ngày 16 vừa qua có tâm chấn ở độ sâu 12km, thuộc địa chấn nông. Tâm chấn ở đất liền, có cường độ mạnh và nông nhưng số người gặp nạn lại tương đối ít. Trong vài năm trở lại đây, tại Nhật xảy ra nhiều trận động đất từ cấp 6 trở lên, nhưng số người thương vong rất thấp so với những trận động đất tương tự trên thế giới. Là một đất nước thường xuyên có động đất, vì thế người Nhật đã xây dựng được hệ thống ứng phó giúp hạn chế tối đa số người thương vong mỗi khi có động đất.
Xây dựng công trình kiến trúc chống động đất
Theo thống kê, gần 90% số người chết trong động đất là do công trình kiến trúc đổ gây ra, vì thế nâng cao khả năng chống động đất của công trình kiến trúc là một trong những biện pháp để bảo vệ an toàn cho con người trong động đất.
1. Kế thừa kiến trúc Trung Quốc cổ đại
  • Công trình kiến trúc bằng gỗ có sức chịu dư chấn cao, đây là phương pháp “lấy nhu khắc cương” để hạn chế đối đa thiệt hại khi động đất xảy ra. Ở Trung Quốc, nhiều công trình kiến trúc bằng gỗ có từ thời cổ đại đã đứng vững sau những trận động đất, ví dụ như Độc Lạc tự ở huyện Kế, Thiên Tân (Dulesi, Jixian, Tianjin), Mộc tháp ở huyện Ứng tỉnh Sơn Tây… Trong hàng ngàn năm qua chúng vẫn “ung dung tự tại” mà không bị hủy hoại vì những trận động đất.
  • Nhiều công trình kiến trúc của Nhật ngày nay đã mô phỏng kiến trúc bằng gỗ của Trung Quốc ngày xưa. Đa số người dân Nhật xây dựng nhà bằng gỗ để tăng cường khả năng chống sốc khi có động đất. Về phương diện này, có thể nói người Nhật đang làm tốt nhất thế giới.
2. Xây dựng bộ tiêu chuẩn cho công trình kiến trúc
  • Sau đại địa chấn ở Hanshin năm 1995, người Nhật đã rút ra nhiều bài học và buộc phải thực hiện tiêu chuẩn về tính đàn hồi trong xây dựng công trình kiến trúc. Trong “Tiêu chuẩn về công trình kiến trúc”, người Nhật quy định công trình kiến trúc phải có khả năng chịu được chấn động từ cấp 7 trở lên, không cho phép tồn tại những công trình không đạt chuẩn.
  • Sau năm 1995, tất cả những công trình kiến trúc của Nhật khi xây dựng phải nghiêm túc tuân thủ quy định mới này, những công trình cũ phải sửa chữa lại cho đạt tiêu chuẩn. Qua hơn 10 năm nỗ lực, nhà ở của người Nhật hiện nay trở nên “mạnh mẽ” khác thường. Vào ngày 11/3/2011, vùng Đông Bắc của Nhật Bản xảy ra trận động đất mạnh cấp 9.0, nhưng số nhà cửa bị hủy hoại chỉ đếm trên đầu ngón tay. Theo thống kê của Bộ Đất đai Hạ tầng và Giao thông Vận tải Nhật Bản (Ministry of Land, Infrastructure, Transport and Tourism – MLIT), trong tổng số 13.000 ngôi nhà bị phá hủy ở Nhật thì trên 95% vì sóng thần, nguyên nhân vì động đất rất ít.
  • Thời gian gần đây người Nhật còn nghiên cứu làm ra cấu trúc máng nước cho móng nhà dựa trên cơ sở chuyển động trượt, móng nhà lò xo… cho thấy trình độ làm nhà chống động đất của người Nhật liên tục được nâng cao. Dĩ nhiên, theo thời gian, năng lực chống động đất của công trình kiến trúc sẽ giảm dần, vì thế người Nhật cũng phải chú ý “kiểm tra sức khỏe” cho công trình theo định kỳ.
Hệ thống giám sát động đất hoàn thiện
  • Với trình độ kỹ thuật hiện nay, cho dù khó dự báo động đất chính xác, nhưng nếu có hệ thống dự báo tốt khi xảy ra động đất sẽ hạn chế đáng kể thiệt hại và cứu mạng được nhiều người. Động đất nếu ở vùng ven biển thường kèm theo sóng thần, vì thế dự báo của hệ thống giám sát động đất cũng giúp hạn chế tổn thất do sóng thần gây ra.
  • Cơ quan Khí tượng Nhật Bản xây dựng khoảng 200 trạm giám sát động đất trên toàn quốc, còn Viện Nghiên cứu Chống thảm họa Nhật Bản đặt 800 trạm giám sát động đất trên toàn quốc, con số cả ngàn trạm giám sát hình thành một mạng lưới nắm bắt sóng địa chấn khổng lồ. Một khi xảy ra rung chấn, cơ quan chức năng sẽ tiến hành phân tích số liệu do trạm quan sát gửi về để xác định quy mô động đất, tính toán thời gian sóng động đất đến các nơi, và văn phòng khí tượng lập tức đưa ra thông báo khẩn cấp.
  • Ngoài ra, Cơ quan Khí tượng Nhật bản cũng có hệ thống dự báo sóng thần khá hoàn thiện để báo trước cho người dân ở những vùng duyên hải. Mỗi địa phương đều có hệ thống dự báo sóng thần cùng Trung tâm Cứu nạn khu vực luôn sẵn sàng hỗ trợ để hạn chế tối đa thiệt hại có thể.
Khả năng cứu nạn hoàn hảo khiến thế giới kính nể
  • Trong hệ thống pháp luật về cứu nạn, người Nhật có “Luật cơ bản về ứng phó thảm họa” ra đời năm 1961. Luật này bao gồm: tổ chức chống thảm họa, kế hoạch chống thảm họa, dự phòng thảm họa, đối sách ứng cứu và những vấn đề xây dựng lại sau thảm họa, trách nhiệm của các cơ quan trung ương và địa phương trong dự báo thảm họa…. Nhìn chung hệ thống luật khá toàn diện, giúp hệ thống hành chính chống thảm họa ở Nhật Bản vận hành mạnh mẽ.
  • Năm 2011, Nhật Bản gặp siêu động đất gây thảm họa kép là sóng thần và rò rỉ hạt nhân. Hệ thống chống thảm họa khi đó đã có phản ứng đặc biệt chuyên nghiệp, được tổ chức rất trật tự, được phối hợp với năng lực tự ứng phó đặc biệt tốt của người Nhật. Hệ thống cứu nạn của Nhật Bản làm cả thế giới khâm phục: họ huy động 100 ngàn bảo vệ, 6500 quân nhân và 1128 nhân viên phòng chữa cháy, nội trong 3 ngày tìm cứu nạn cho 15000 người không may mắn, đưa 55000 người trong khu vực thảm họa đến 2100 cơ sở tị nạn.
  • Người Nhật có hệ thống dự trữ và vận chuyển vật tư cứu nạn, đảm bảo vật tư ứng cứu được cung cấp kịp thời sau khi thảm họa xảy ra. Trước tiên họ khuyến khích mỗi gia đình tự chuẩn bị vật tư cứu nạn, đặc biệt là lương thực và nước uống phải đảm bảo cho gia đình sống từ 3 – 7 ngày. Tiếp đến, mỗi khu vực cũng phải tự xây dựng trung tâm vật tư dự trữ, đảm bảo những vật dụng cần thiết như: lều bạt, chăn nệm, máy phát điện và nhiên liệu, điện thoại và lương thực… Mọi thứ phải được cung cấp kịp thời khi thảm họa xảy ra.
Nâng cao ý thức tự ứng phó cho mọi người
  • Văn hóa phản ứng với thảm họa là rất quan trọng. Trong nhiều thảm họa động đất, do khả năng tự ứng phó của người dân kém nên thường dẫn đến những hành vi không bình thường, làm tăng thêm thiệt hại cũng như thương vong.
  • Người Nhật có hệ thống giáo dục chống thảm họa rộng khắp với trình độ tiên tiến hàng đầu thế giới. Trong hệ thống này, giáo dục trong nhà trường đóng vai trò trung tâm. Nhờ có văn hóa ứng phó với thảm họa nên trong trận siêu động đất ngày 11/3/2011 ở phía đông Nhật Bản, mọi người có thể triển khai công tác tự ứng cứu có trật tự, không xảy ra hỗn loạn.
  • Người Nhật Bản được dạy về ý thức ứng phó với động đất ngay từ nhỏ, có sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội. Những học sinh tiểu học thường xuyên được diễn tập ứng phó khi có động đất để các em ý thức không hoảng loạn khi có động đất, cách bảo vệ tốt phần đầu và lánh nạn một cách có trật tự.
  • Các gia đình người Nhật đều có bản đồ hiển thị chi tiết nơi lánh nạn và hướng dẫn con đường nhanh nhất đến nơi lánh nạn. Những nơi lánh nạn chủ yếu ở công viên và trường học. Tại Nhật, gần khu dân cư thường có một công viên rộng rãi, đường trong công viên không dưới 4 mét để xe cộ ra vào thuận tiện, trong công viên có hồ nước và trung tâm cứu nạn.
  • Với người Nhật, công việc nội trợ trong gia đình thường do phụ nữ làm, họ cũng là người có nhiều kinh nghiệm trong công tác ứng phó với động đất ở trong nhà. Do động đất có thể làm bể ống khí đốt gây hỏa hoạn, vì thế mỗi khi cảm nhận có dư chấn là họ phải nhanh chóng tắt bếp, mở cửa sổ để có thể thoát hiểm. Mỗi gia đình thường chuẩn bị sẵn “túi chống cháy”, bên trong có nhiều thứ như lương thực, nước uống, thuốc, điện thoại, khăn, khẩu trang, dây thừng… Các bà chủ cũng tiến hành kiểm tra và thay đổi những vật phẩm ứng cứu này theo định kỳ.
  • Trong thảm họa siêu động đất năm 2011, dù cảnh tượng khu vực thảm họa trông không khác gì địa ngục, nhưng dường như không thấy nạn nhân nào than khóc, mọi người chỉ lặng lẽ dùng khăn lau những vết bẩn trên mặt và xếp thành hàng dài ngay ngắn để nhận nước uống, lương thực. Khung cảnh làm cả thế giới phải ngã mũ khâm phục!
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng TrungTinh Vệ biên dịch

3 ĐẲNG CẤP CỦA 1 THẦY THUỐC GIỎI




THẦN Y BIỂN THƯỚC PHÂN TÍCH 3 ĐẲNG CẤP CỦA 1 THẦY THUỐC GIỎI
Có một lần Ngụy Văn Hầu hỏi Biển Thước:
  •  “Tôi nghe nói ba anh em ngài đều là thầy y. Vậy y thuật của ai là cao siêu nhất?”
Biển Thước trả lời:
  • “Y thuật của đại ca tôi là cao nhất, sau đó đến nhị ca và cuối cùng là tôi”.
Ngụy Văn Hầu ngạc nhiên hỏi:
  •  “Vậy tại sao chỉ có ông là nổi danh lừng lẫy thiên hạ? Hai người họ thì một chút danh tiếng cũng không có?”
Biển Thước trả lời:
  • “Y thuật của đại ca tôi cao, có thể tránh được cho bệnh không xảy ra. Khi bệnh của một người còn chưa phát, đại ca vừa nhìn khí sắc là phát hiện ra ngay. Sau đó, ông ấy sẽ dùng thuốc cho người đó uống khỏi, cho nên người trong thiên hạ đều cho là ông ấy không biết trị bệnh. Vì vậy, ông ấy một chút danh tiếng cũng không có.
  • Khả năng trị bệnh của nhị ca tôi cũng rất cao. Ông ấy có thể trị bệnh ngay khi bệnh còn ở thời điểm bắt đầu, tránh cho họ bị lâm bệnh nặng. Khi người bệnh vừa cảm mạo ho khan thì ông ấy đã dùng thuốc chữa khỏi rồi. Cho nên, danh tiếng của nhị ca tôi chỉ vẻn vẹn ở trong phạm vi quê nhà, bị mọi người gọi là bác sĩ trị bệnh nhẹ”.
Biển Thước ngừng một lát rồi lại nói:
  • “Còn tôi, cũng bởi vì có y thuật kém cỏi nhất nên nhất định phải đợi đến lúc người bệnh bị nguy kịch, hấp hối rồi mới cắt thuốc được. Nhờ uống thuốc, họ từ chết đi lại được sống lại nên toàn bộ thế giới mới cho tôi là thần y.
  • Ngẫm nghĩ lại, cách trị bệnh của đại ca tôi là không làm tổn thương nguyên khí của người bệnh. Cách trị bệnh của nhị ca tôi là chỉ để người bệnh bị tổn thương một chút nguyên khí, bồi bổ một chút sẽ nhanh khỏi. Còn tôi, cứu được mạng của người ta nhưng nguyên khí bị thương nặng mất rồi. Ngài nói xem, y thuật của ai cao nhất?”.
Nhìn lại lịch sử, y thuật của Biển Thước được chứng thực là phi thường cao minh cho nên từ lời nói này có thể thấy ông là một người vô cùng khiêm tốn. Nhưng nó cũng nói rõ một đạo lý là, nếu dùng thanh danh để đánh giá năng lực của một người là chưa hoàn toàn chính xác.
Thanh danh mà một người đạt được có thể thông qua rất nhiều cách, có thể thông qua con đường sai trái mà đạt được, có thể thông qua quyền lực mà thu được, hay thông qua kế thừa cũng có được. Năng lực chỉ là một cách trong đó.
Cho nên, không nên xem năng lực và thanh danh là ở cùng một cấp bậc – tức là thanh danh lớn thì năng lực cao. Mọi người thường dựa vào danh tiếng của một người để đánh giá năng lực của người đó cao hay thấp, nhưng rất nhiều lúc danh tiếng lớn lại không đồng nghĩa với năng lực cao!
Làm một người truy cầu thanh danh sẽ dễ dàng bị mất phương hướng, nhưng làm một người có năng lực mới là thực sự chân chính!
Theo Daikynguyenvn

Monday, April 18, 2016

Hiệu ứng domino

NẮM VỮNG HIỆU ỨNG DOMINO : LÀM NHỮNG VIỆC THẬT NHỎ + ĐÚNG THỜI ĐIỂM + ĐẶT ĐÚNG VỊ TRÍ+ CHỌN ĐÚNG CON ĐƯỜNG PHẢI ĐI >>TỰ KHẮC SẼ KHUẤT PHỤC  VIỆC LỚN   KO TƯỞNG 

Bạn đã bao giờ chơi trò Domino chưa? Một loạt các quânDomino được xếp hàng với nhau, và chẳng khó gì để đánh đổ chúng, chỉ cần tác độnglực vừa phải vào quân domino đầu tiên, là cả loạt sẽ cùng ngả rạp theo một hướng.

Trong cuộc sống, nếu muốn chinh phục nhiều mục tiêu, chắc aicũng muốn các mục tiêu Công việc – Tiền bạc – Thời gian – Niềm vui … giống nhưcác quân domino kia, cùng ngả rạp khuất phục trước bạn, quá là thuận tiện và thậtlà đơn giản.

Có điều, cuộc sống không sắp đặt sẵn mọi thứ cho bạn, vàcũng không nói cho bạn biết quân domino đầu tiên là ở vị trí nào, để tác động lựccho vừa đủ.

Tôi gặp nhiều người thành công, và tôi hiểu rằng, họ là nhữngngười chơi domino rất giỏi, vì họ biết sắp xếp cuộc sống của họ, và những quândomino “chủ chốt” cần tác động lực, là những điểm ưu tiên nhất định trong từngthời điểm. Họ xác định được câu hỏi, tại thời điểm này, điều gì là quan trọngnhất, và do đó, không bị xao lãng, cũng không lung lay khi nhìn thấy dãy dominotrước mặt quá lớn. Họ hiểu, chỉ cần họ xác định đúng việc cần làm, con đường cầnđi, thì dãy domino kia sẽ khuất phục thôi.

Ví dụ như bạn đang là sinh viên. Hãy tự hỏi mình thời điểmnày, điều gì là quan trọng nhất? Nhiều bạn sẽ nói với mình là Phải học thật tốt,đúng không? Thế nào là THẬT TỐT? Là điểm cao, bằng giỏi? Là học nhiều bằng cấp?Đó là do bạn đang nghe quảng cáo về việc bằng nọ bằng kia ra trường dễ xin việc,là bạn đang nghĩ đến oai danh khi tốt nghiệp, bạn chưa thực nghĩ tới điều quantrọng nhất là gì? Quan trọng nhất, là kiến thức bạn học, có phải của bạn, và thậtsự là của bạn để sau này dùng được nó vào công việc hay không? Vì cuối cùng,con domino tiếp theo khi bạn tốt nghiệp, sẽ là đi làm. Lúc đó, dù nhiều bằng cấp,điểm cao, nhưng kỹ năng làm việc không có, kiến thức đã quên ngay sau kì thi,thì cũng ko vượt qua được, cả từ phía Công ty tuyển dụng bạn, lẫn bản thân bạncũng chán ngán mà thôi.

Hay nếu bạn đang là một nhân viên, bạn đã có một công việc.Điều quan trọng nhất đối với bạn là gì? Có thể, là đi làm đúng giờ, làm việc đượcgiao, lĩnh lương được lĩnh. Nếu bạn trả lời như vậy, là bạn chưa nghĩ tới quândomino tiếp theo của mình, là sự thăng tiến trong công việc, là sự nghiệp củamình tại Công ty ấy. Nếu nghĩ tới quân domino tiếp theo đó, bạn sẽ hiểu rằng,điều quan trọng nhất bây giờ, khi là nhân viên, đó là cần phải làm việc mộtcách chuyên tâm và trách nhiệm, vì kết quả của công việc hôm nay, chính là lựcđẩy cho quân domino ngày mai.

Cuongdc's tumblr

Saturday, April 16, 2016

CÁCH NHÌN NGƯỜI CỦA TRANG TỬ 

1. “Khoảng cách” giúp nhìn ra trung thành

Để nhận biết một người có trung thành với mình hay không, có thể dùng cách “xa lánh” một cự ly thích hợp là sẽ biết rõ. Khoảng cách là thước đo mối quan hệ tốt xấu của hai người, có thể giúp hiểu nhau hơn. Nếu như tình cảm giữa hai người đủ mạnh, có cùng mục tiêu và sự giống nhau về lý tưởng thì mối quan hệ giữa họ sẽ không bị trói buộc bởi khoảng cách và thời gian.
Ngược lại, nếu như mối quan hệ giữa hai người duy trì dựa vào lợi ích và địa vị thì lâu dần, khoảng cách sẽ kéo họ ra xa nhau, mối quan hệ cũng tự nhiên trở nên không thân thiết nữa.

2. “Thân cận” giúp nhìn ra giáo dưỡng

Cố ý tiếp cận gần gũi và quan sát có thể thấy một người có phải là có giáo dưỡng hay không. Điều mà người ta gọi là “lâu ngày mới biết được lòng người” chính là hai người ở cùng một chỗ lâu ngày sẽ hiểu hết về ưu điểm, khuyết điểm và cách giáo dưỡng của đối phương. Ngay cả trong cách nói chuyện có thể quan sát lời nói của người đó có thô tục, cử động bất nhã, có lễ phép hay không sẽ biết được người đó có giáo dưỡng hay không.
Hai người kết giao nhiều năm, mối quan hệ sẽ trở nên ngang hàng bình đẳng. Trong mối quan hệ bình đẳng, lễ phép, tu dưỡng, kiến thức của một người có thể càng hiện rõ ra trước mặt đối phương. Nếu như trong kết giao nhiều năm, một người luôn cung kính, luôn khiêm tốn đối đãi với mọi người thì người đó đáng giá để kết bạn!

3. “ phức tạp” giúp nhìn ra năng lực

Dùng sự vụ phức tạp có thể nhìn ra năng lực của đối phương. Cách này phù hợp áp dụng cho người cấp trên cần xem xét, đánh giá cấp dưới. Có thể đem một công việc phức tạp nào đó giao cho người mình cần đánh giá xem người này có giải quyết hợp tình hợp lý được không, có sắp xếp được ngay ngắn rõ ràng không, từ đó đánh giá được năng lực của họ.
Người có năng lực có thể chia thành hai kiểu là năng lực và khả năng chịu áp lực. Thông thường, độ cao thấp của năng lực của một người thường thường được thể hiện ra khi họ đang phải chịu áp lực. Áp lực sẽ làm rối sự phán đoán và hành vi của một người. Nếu như ngay trong hoàn cảnh áp lực cao mà người đó vẫn nghĩ được ra phương pháp phù hợp thì đó là người có năng lực không kém.

4. “ bất ngờ” giúp nhìn ra mưu trí

Đột nhiên tra hỏi một sự tình nào đó sẽ giúp nhìn ra khả năng mưu trí của đối phương. Vấn đề này không cần phải quá bén nhọn, hóc búa, cũng không phải quá nhạy cảm chỉ cần khi đang nói chuyện, lập tức chuyển sang vấn đề khác để hỏi họ là có thể đủ nhận biết được người đó có phải là linh hoạt, nhanh trí hay không.
“Vấn đề bất ngờ” ngoài việc giúp nhìn ra trình độ trí lực của một người mà còn giúp nhìn ra tốc độ phản ứng và khả năng khống chế cảm xúc của người đó. Câu trả lời của đối phương trong tình trạng tiếp nhận “vấn đề bất ngờ” cũng không nhất thiết chú trọng vào đúng sai mà mấu chốt là người đó phản ứng kịp thời, đưa ra được đáp án phù hợp là được.

5. “Khẩn cấp ” giúp nhìn ra lòng tín nghĩa

Sự tình xảy ra sẽ luôn khiến mọi người vội vàng không kịp chuẩn bị, lúc này đừng ngại gọi điện thoại cho bạn bè để đề nghị được giúp đỡ. Từ đó xem họ có thể đồng ý hay không, và xem họ có làm được như lời hứa hay không.
Cách này chủ yếu để khảo sát trong hai trường hợp, một là việc đó phải nằm trong khả năng của họ, hai là bạn phải có chỗ đứng tương đối quan trọng trong lòng họ.

6. Tiền bạc nhìn ra phẩm hạnh  

Tiền tài là cách trực tiếp để khảo nghiệm năng lực ý chí và phẩm hạnh của một người. Đồng thời cũng là khâu thường xuyên xảy ra vấn đề nhất giữa quan hệ giữa con người với con người. Không ít mối bạn bè tốt bởi vì vay tiền trường kỳ không trả hoặc không có khả năng hoàn lại mà dẫn đến tuyệt giao.
Tiền tài tuy là vật ngoài thân nhưng lại là vật đảm bảo cuộc sống yên ổn căn bản của mỗi người. Cho nên, dù là bạn bè tốt thì tiền tài vẫn phải tính toán rõ ràng.

7.   hoạn nạn nhìn ra chân tình 

Đời người có lúc lên lúc xuống. Ở vào lúc hoạn nạn đừng ngại tâm sự chia sẻ với bạn bè. Nếu là người bạn chân chính, họ sẽ lắng nghe và cho bạn ý kiến mang tính xây dựng, đề nghị giúp đỡ thật lòng chứ không bắt đầu xa lánh bạn.
Người ta nói, có hoạn nạn mới thấy chân tình. Một người lúc ở trên đỉnh vinh quang sẽ có vô số người ở bên cạnh mình, nhưng ở vào thời khắc hoạn nạn mới biết đâu là người chân tình. Đây cũng là người bạn tốt, có tiết tháo.

8. Rượu giúp nhìn ra lễ nghi và tư thái

Một người khi uống rượu vào sẽ khiến năng lực kiểm soát bị giảm xuống. Mỗi người sau khi uống rượu sẽ có những biểu hiện không giống nhau. Vì vậy, dùng rượu có thể nhìn ra suy nghĩ và phẩm đức của đối phương.

Theo

Soundofhope

Mai Trà biên dịch

10 BỐI CẢNH DỄ DẪN ĐẾN SAI LẦM 

 1. Lúc vui dễ bị lỡ lời

Nói nhiều tất nói hớ, đặc biệt là trong lúc vui mừng. Kỳ thực tâm thái lúc đó là thiện, là tốt, muốn thổ lộ, chia sẻ hết ra những gì muốn nói ở trong lòng. Nhưng ngay cả khi tâm bị kích động thì lời nói vẫn phải trầm ổn, bởi vì lời một khi đã nói ra thì không thể thu hồi lại được.
Cổ nhân nói: “Vui không thể vui đến cực điểm”. Bởi vì khi con người ở vào cực độ của vui thì “tuyến phòng ngự” của tâm lý sẽ không còn. Thông thường sẽ không giữ được miệng mà nói những lời làm tổn thương người khác hoặc những lời không phù hợp, dẫn đến hối tiếc không kịp.

2. Lúc tức giận dễ bị thất lễ

Trong cuộc sống hàng ngày, nếu như tức giận với người nhà, bạn bè, mọi người khác thì không chỉ làm tổn hại đến mối quan hệ tình cảm giữa hai người mà còn làm tổn hại lớn đến sức khỏe của bản thân. Thời điểm tức giận, mọi người thường quên mất hạn độ mà làm ra những việc thất lễ và hối hận. Vì vậy, mỗi người nên học cách tự kiềm chế bản thân mình, bình tĩnh trước mọi sự việc xảy ra.

3. Lúc bị kinh động dễ đánh mất trạng thái

Con người khi bị kinh động bởi một việc nào đó thì dễ dàng đánh mất trạng thái của bản thân. Muốn luôn luôn giữ được trạng thái dáng vẻ của mình, phải luôn luôn bảo trì được tâm bình an.
Người xưa nói, không quan tâm hơn thua, núi Thái Sơn sụp đổ trước mắt mà sắc mặt không đổi, tư tưởng, nhân tâm bất động…Đây đều là muốn nói cho mọi người biết rằng phải tu dưỡng một tâm ổn định, bình thản, hờ hững đối mặt với những vinh nhục, những biến cố trong cuộc đời.

4. Lúc buồn đau dễ bị mất nhan sắc, tinh thần

Nhan ở đây không chỉ là dáng vẻ bề ngoài mà còn chỉ trạng thái tinh thần. Cho nên, khi đối mặt với đủ loại buồn đau trong cuộc đời cần tiết chế, suy nghĩ tích cực hướng về phía trước, đừng để tinh thần suy sụp không vực dậy được.
Trung y cho rằng, đau buồn có thể làm tổn hại đến sức khỏe. Biểu hiện là sắc mặt thảm đạm, thê lương, thần khí không đủ, làm suy giảm nội tạng của bản thân.

5. Lúc mừng rỡ dễ dàng bị sơ xuất trong việc giám sát

Lúc mừng rỡ thường sẽ cảm thấy việc gì cũng vừa ý, vừa mắt, hài lòng, khả năng phân biệt đúng sai, tốt xấu sẽ bị suy giảm, khả năng suy xét cũng bị xem nhẹ. Vì vậy sẽ bị sơ xuất trong việc không xem xét kỹ một vấn đề, một sự việc hay một người nào đó. Từ đó dẫn đến đánh giá sai lầm. 
Có câu nói: “Đắc ý quên hình”. Con người vào lúc quá đắc ý, quá mừng rỡ sẽ khó tránh khỏi có cái nhìn sơ xuất mà đánh mất nhiều thứ.

6. Sợ quá dễ bị mất khí tiết

Khi bị quá sợ hãi, bị sợ hãi trấn áp nội tâm của bản thân thì sẽ dễ đánh mất nguyên tắc và lập trường của bản thân mình. Từ đó mà không thể tìm ra được lựa chọn chính xác và không cách nào giải quyết được vấn đề.

7. Chất chứa nhiều thì ắt sẽ mất mát nhiều

Người chất chứa quá nhiều dục vọng danh lợi thì nhất định sẽ phải lao tâm lao lực, hao tổn tinh thần, kết quả cái mất đi sẽ càng lớn. Người tham lợi lộc nhất định sẽ yêu thích vật phẩm quý giá, nhưng khi chất chứa càng nhiều những vật phẩm quý giá thì lại khiến cho người oán giận, đố kỵ càng nhiều lên, kết quả sẽ khiến bản thân bị tai họa bất ngờ.
Sống trên đời, danh lợi, tài phú thực sự là vật ngoại thân. Đừng vì quá truy đuổi những điều này mà làm nguy hại bản thân. Như vậy chính là “bỏ gốc lấy ngọn”, “cái được không bù nổi cái mất”.

8. Say mê quá dễ bị mất đức

Điều này xảy ra ở cả lời nói và hành vi. Nếu một người quá say mê điều gì đó, thì lời nói của họ sẽ có phần dối trá, xiên xẹo, hành vi sẽ thường khác người và đi quá giới hạn, gây ra những việc mất đức.

9. “Nói khoác” quá dễ đánh mất lòng tin

Người xưa có câu: “Đừng dễ dàng đem lời nói ra miệng!” Bởi vì họ quan niệm rằng, một khi lời đã nói ra khỏi miệng rồi mà không làm được thì là một việc rất đáng xấu hổ. Một người mà tùy tiện hứa hẹn, tùy tiện nhận lời nhưng khả năng lại không thể hoàn thành được thì sẽ đánh mất lòng tin ở người khác.

10. Dục vọng nhiều quá dễ bị mất mạng

Lão Tử nói: “Ngũ sắc sẽ làm cho mắt bị mù, ngũ âm sẽ làm cho tai bị điếc, ngũ vị sẽ làm cho lưỡi bị tê, rong ruổi săn bắn sẽ khiến lòng người phát cuồng, của cải khó được khiến người bị tai hại.” Điều này nói cho chúng ta biết rằng, quá nhiều dục vọng sẽ làm bại hoại thân thể, thậm chí vì vậy mà bị mất mạng.
Biển chứa trăm sông, có dung nạp nên thành to lớn, không muốn lại được. Một người khi khống chế được dục vọng (sự thèm muốn, ham muốn) của bản thân thì trí tuệ được khai sáng và mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Theo

Secretchina

Mai Trà biên dịch

Dục vọng

 

Một đoàn thám hiểm núi tuyết ở Mỹ trong một lần công khai tuyển chọn thành viên đã tiến hành một số vòng kiểm tra. Trưởng đoàn thám hiểm là Mark, là người kiểm tra 15 người ở vòng cuối cùng. Đứng trước các ứng viên, ông nói: “Vòng kiểm tra cuối cùng là phần trắc nghiệm về tâm linh. Chỉ người nào vượt qua vòng thi khảo sát về tâm linh này thì mới trở thành một thành viên xuất sắc của đoàn thám hiểm. Vì vậy, tất cả các ứng viên còn lại đều phải trải qua vòng thi này.”

Sau khi thông báo xong, Mark yêu cầu một thành viên khác trong đoàn dẫn 15 ứng viên này đến một phòng bên cạnh, sau đó gọi lần lượt từng người một vào trong phòng để hỏi đáp.

Người thứ nhất bước vào phòng, Mark hỏi: “Chàng trai trẻ! Nếu như hiện tại trước mặt bạn là đỉnh núi tuyết, nhưng mà lại có một người khác đang ở gần đỉnh núi rồi, tức là có thể người đó sẽ lên đỉnh núi đầu tiên và bạn chỉ là người về đích thứ hai mà thôi. Lúc đó, bạn sẽ làm thế nào?”

Chàng trai trẻ nghe xong trả lời: “Chẳng phải là chỉ còn vài bước chân thôi sao? Tôi sẽ dùng hết sức mình tăng tốc độ để vượt qua hắn ta và trở thành người đầu tiên lên đến đỉnh.”

Mark nghe xong câu trả lời liền lắc đầu nói: “Chàng trai! Rất tiếc, cậu không thích hợp làm thám hiểm viên núi tuyết rồi!”

Chàng trai nghe xong rất không hài lòng, liền hỏi: “Tại sao?”

Mark không trả lời ngay mà nói: “Lát nữa tôi sẽ cho cậu đáp án, cậu có thể ra ngoài chờ được rồi!”

Ứng viên thứ nhất thất vọng, bất đắc dĩ đành phải bước ra ngoài. 

13 người đam mê thám hiểm núi tuyết tiếp theo đều có cùng câu trả lời giống như người thứ nhất, tức là đều cố gắng vượt qua đối thủ để trở thành người leo lên đỉnh đầu tiên. 

Ứng viên cuối cùng cũng là một cậu thanh niên trẻ tuổi, thân thể cường tráng không kém 14 người trước bước vào phòng. Sau khi Mark lặp lại câu hỏi ban đầu, cậu thanh niên bình tĩnh đáp: “Như vậy cũng không sao cả! Tôi sẽ để cho họ làm người đầu tiên lên núi và mình là người thứ hai!” 

Mark ngạc nhiên hỏi lại: “Tại sao?” 

Cậu thanh niên trả lời: “Tôi không muốn tranh giành ai là người thứ nhất, ai là người thứ hai. Tôi chỉ muốn leo lên núi tuyết mà thôi. Bất kể là người thứ mấy đi nữa, tôi chỉ là mong muốn dùng đôi chân của mình chạm đến đỉnh núi tuyết là được rồi. Đó cũng chính là mục tiêu của tôi!” 

Lúc này, trưởng đoàn Mark tươi cười nói: “Chúc mừng cậu! Cậu nhất định có thể từ trên đỉnh núi tuyết mà trở về. Cậu là người duy nhất trúng tuyển đợt này của chúng tôi.” 

Những người còn lại nhìn Mark vừa khó hiểu vừa như bất bình. 

Trưởng đoàn Mark hiểu ra nỗi băn khoăn của mọi người nên đã nói: “Tôi đã gần như gắn bó cả đời mình với núi tuyết rồi! Núi tuyết không phải là nơi phố xá sầm uất, cũng không phải là một vùng đồng bằng mà là một nơi lạnh giá, nhiệt độ luôn là âm mấy chục độ. Không khí ở đó vô cùng loãng, mỗi một hơi thở đều vô cùng khó khăn. Ngay dưới chân mỗi người đều là cạm bẫy cận kề cái chết. Nếu như các bạn muốn vượt qua người thứ nhất thì ắt sẽ phải tăng tốc độ thật nhanh, như thế bạn nhất định sẽ bị thiếu khí oxy mà ngạt thở. Cuối cùng, bạn nhất định sẽ bị trượt ngã xuống sông băng lạnh buốt.” 

Mark vừa để lộ ra vẻ mặt bi thương vừa nói: “Kỳ thực, có rất nhiều nhà thám hiểm núi tuyết không phải vì không đủ thể lực hay kỹ thuật có vấn đề, mà là vì dục vọng trong nội tâm trỗi dậy mà đã phải vĩnh viễn ở lại nơi đó. Dục vọng chính là cạm bẫy đáng sợ nhất trên đời!” 

Trong cuộc sống chẳng phải cũng giống như vậy sao? Nếu trong lòng người chất chứa quá nhiều dục vọng về công danh lợi lộc thì mấy ai có thể leo lên được đỉnh cao của cuộc đời? Chỉ có một số người không so đo danh lợi, không bị gánh nặng về tâm linh mới có thể an toàn lên đến đỉnh của cuộc đời, đạt đến độ cao nhất của sinh mệnh.

Theo NTDTV
Mai Trà biên dịch 

Friday, April 8, 2016

Đồng dao tháng 4





ngày sang hè sang
chiếc lá còn xanh
hạt sương còn thở
mây bay còn nhớ
góc núi chung tình
con cóc làm thinh
trầm mình trong tối
em còn bó gối
nghe chuyện chúng mình
chuyện nắng hạ xinh
cuộn tròn trên mái
chuyện gió buồn mãi
chuyện đóa hồng phai
chuyện em con gái
thuở yêu lần đầu
chuyện tôi quên mau
những lời hứa vội
chuyện ngày xưng tội
lỡ thương một người
chuyện con mèo lười
dụi vào mắt cá
chuyện ai ngã giá
chuyện ai vung tiền
bà bán thịt hiền
còn em rất dữ
chuyện chàng Cô Lữ
chuyện nàng Mị Nương
trót yêu khôn lường
nên đành phó mặc
chuyện vừa đánh mất
chuyện mới bắt đầu
mùa thu còn lâu
để ươm cổ tích
bầy sẻ rúc rích
em nhoẻn miệng cười
vừa mới hạ thôi
mà tôi xanh mướt
 .
(thơ của Thụy Nguyên)