KÍ ỨC ĐẠI NỘI HUẾ LÚC CÒN NGUYÊN VẸN ⛩⛩⛩
____
Trải qua nhiều thăng trầm của thời cuộc, nhiều đợt chiến tranh, thiên tai, bão lũ..., đã làm cho các cung điện lớn nhỏ trong Kinh thành Huế bị hư hỏng nặng nề, có nhiều công trình đã bị xoá sổ hoàn toàn. Qua đó để lại nhiều tiếc nuối cho hậu thế.
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn thì Ad xin điểm qua các công trình chính & hiện trạng các cung điện trong Đại Nội Huế nhé.
1: CỔNG NGỌ MÔN: Ngọ Môn là cổng chính phía nam của Hoàng thành Huế, Ngọ Môn - có nghĩa là "cổng tý ngọ" - hướng về phía nam, là cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế. Chỉ dành riêng cho vua đi lại hoặc dùng khi tiếp đón các sứ thần, trải qua trận chiến Mậu Thân 1968 & thiên tai đã làm cho công trình này hư hỏng nặng, Trung tâm BTDT Cố đô Huế đã tiến hành trùng tu nay đã hoàn thiện và đưa vào hoạt động sau 8 năm thi công. Kinh phí trùng tu là khoảng 80 tỷ đồng.
2: ĐIỆN THÁI HOÀ: Là điện lớn nhất trong Kinh thành Huế còn sót lại nguyên vẹn & cho du khách tham quan trong nhiều năm qua, hiện nay đã bị xuống cấp nghiêm trọng & Trung tâm BTDT Cố đô Huế đang chuẩn bị trùng tu với kinh phí khoảng 150 tỷ đồng.
3: ĐẠI CUNG MÔN: Đại Cung Môn là cửa chính vào Tử Cấm Thành, có 5 gian (không chái) được xây dựng vào năm 1833 thời Minh Mạng, gồm 3 cửa. Cửa ở gian chính giữa chỉ dành cho vua. Mặt sau hai bên có hai hành lang nối với Tả Vu, Hữu Vu. Công trình này đã bị xoá sổ hoàn toàn sau Mậu Thân 1968, hiện nay Trung tâm BTDT Cố đô Huế cùng các chuyên viên của Đại học Waseda - Nhật Bản đang nghiên cứu chuẩn bị cho việc phục dựng lại công trình này.
4: ĐIỆN CẦN CHÁNH: Là ngôi điện lớn & đẹp nhất trong Tử Cấm Thành - Đại Nội Huế, là nơi vua thiết triều, thường tiếp sứ bộ ngoại giao, tổ chức yến tiệc của hoàng gia và triều đình, điện Cần Chánh đã bị phá huỷ hoàn toàn trong trận Mậu Thân nay chỉ còn nền móng. Hiện nay Trung tâm BTDT Cố đô Huế đang tìm tư liệu & tổ chức nhiều cuộc hội thảo nghiên cứu để tiến hành phục dựng lại ngôi điện này, có thể sau khi điện Kiến Trung khôi phục xong thì khả năng điện Cần Chánh sẽ được tính tiếp.
5: ĐIỆN CÀN THÀNH: Điện Càn Thành trước năm 1811 có tên là điện Trung Hòa nằm trong Tử Cấm Thành, đây là tư cung của nhà vua. Công trình này đã bị phá huỷ hoàn toàn trong trận chiến Mậu Thân, nay chỉ còn nền móng. Hiện nay vẫn đang trong kế hoạch nghiên cứu để phục dựng lại ngôi điện này.
6: CUNG KHÔN THÁI: Cung Khôn Thái nằm ngay phía sau cung Càn Thành, cung này là nơi ở cho các bà Hoàng hậu, Hoàng Quý phi. Công trình này đã bị phá huỷ hoàn toàn trong trận chiến Mậu Thân, nay chỉ còn nền móng. Hiện nay Trung tâm BTDT Cố đô Huế vẫn đang trong quá trình nghiên cứu để phục dựng lại công trình này.
7: ĐIỆN KIẾN TRUNG: Điện Kiến Trung nằm trong Tử Cấm Thành được vua Khải Định cho xây vào năm 1921 - 1923 cùng thời gian với việc xây lăng để làm nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung. Công trình này đã bị phá huỷ hoàn toàn năm 1968 chỉ còn nền móng. Hiện nay Trung tâm BTDT Cố đô Huế đang tiến hành xây dựng khôi phục, phần thô của điện này đã cơ bản xong giờ là lúc triển khai làm nội thất, thời gian hoàn thành dự kiến vào giai đoạn 2021-2023. Kinh phí khôi phục ngôi điện này là trên 200 tỷ đồng.
8: LẦU TỨ PHƯƠNG VÔ SỰ: Lầu Tứ Phương Vô Sự là công trình kiến trúc hai tầng, nằm trên Bắc Khuyết đài là công trình cuối cùng ở Tử Cấm Thàn. Lầu được xây dựng và khánh thành năm 1923 để chuẩn bị cho lễ mừng thọ "Tứ tuần đại khánh tiết" của vua Khải Định vào năm 1924. Sau đó, lầu Tứ Phương Vô Sự trở thành nơi cho nhà vua và hoàng gia hóng mát, cũng là nơi học tập hàng ngày của các vị hoàng tử và công chúa giai đoạn cuối triều Nguyễn. Công trình đã bị hư hỏng nặng từ trận chiến Mậu Thân & thiên tai gây ra. Trung tâm BTDT Cố đô Huế đã tiến hành trùng tu lại công trình này & đã đưa vào hoạt động sau 2 năm trùng tu với kinh phí là 9,3 tỷ đồng.
Biên tập: NLVH
ảnh: Đại Nam