Sunday, November 21, 2021

 Tại sao Nhật không có ngày vinh tôn nhà giáo

 Tại sao Nhật không có ngày vinh tôn nhà giáo: 

(Câu chuyện nhỏ nhân ngày 20-11)



Ở NHẬT BẢN KHÔNG CÓ NGÀY NHÀ GIÁO...


Một lần nọ tôi hỏi anh bạn đồng nghiệp người Nhật, thầy giáo Yamamota:


- Khi nào thì nước Nhật kỷ niệm ngày Nhà giáo, và các bạn tổ chức như thế nào?


Ngạc nhiên bởi câu hỏi của tôi, anh bạn Nhật trả lời:


- Chúng tôi không có ngày Nhà giáo nào cả.


Nghe thấy câu trả lời của anh ta, tôi cũng không biết có nên tin hay không nên tin nữa. Trong tôi nảy ra ý nghĩ: “Tại sao một đất nước có nền khoa học, kỹ thuật và kinh tế phát triển như thế, mà lại cư xử thiếu tôn trọng với nhà giáo, với công sức lao động của họ”


Rồi sau giờ làm việc Yamamota mời tôi về nhà làm khách. Bởi anh ta sống xa trường học, nên chúng tôi đi bằng tàu điện ngầm. Vào giờ cao điểm buổi chiều, các toa của tàu điện ngầm chật cứng như nêm.


Khó khăn lắm tôi mới lách được vào trong toa, tôi đứng tay ghì chặt vào tay vịn. Bỗng đâu có một ông cụ, ngồi bên cạnh, nhường chỗ cho tôi. Không thể hiểu được hành vi tôn trọng từ một người đứng tuổi, tôi không thể chấp nhận lời đề nghị của ông. Nhưng ông cụ cứ khăng khăng nên buộc lòng tôi phải ngồi. Sau khi ra khỏi tàu điện ngầm tôi đề nghị Yamamota giải thích hành vi của ông cụ. Yamamota cười và chỉ vào chiếc huy hiệu thầy giáo trên áo tôi, và nói: 

- Ông cụ này nhìn thấy chiếc huy hiệu nhà giáo của bạn và để tỏ lòng tôn trọng cương vị của bạn nên đã nhường ghế ngồi của mình. 


Bởi là lần đầu tiên đến làm khách tại nhà của thầy giáo Yamamota, không tiện đến tay không, nên tôi quyết định mua quà. Tôi chia sẽ ý nghĩ của mình với Yamamota, anh bạn ủng hộ tôi và nói, phía trước có cửa hàng dành cho các nhà giáo, nơi có thể mua hàng với giá ưu đãi. Một lần nữa tôi lại không kìm nén được cảm xúc của mình:

- Đặc quyền chỉ dành cho các nhà giáo?, tôi hỏi.

Khẳng định lời của tôi, Yamamota nói:

- Ở Nhật Bản, thầy giáo đó là nghề được tôn trọng nhất, người được tôn trọng nhất. Các doanh nhân người Nhật rất là vui mừng, khi có các nhà giáo đến các cửa hàng của họ, họ cho đó là một vinh dự lớn đối với họ.


*


Trong thời gian lưu trú tại Nhật Bản, tôi đã nhiều lần nhìn thấy cách người Nhật vô cùng tôn trọng các thầy cô giáo. Trong tàu điện ngầm có hẳn những chỗ riêng biệt cho họ, có những cửa hàng riêng biệt mở cho họ, các thầy cô giáo không phải xếp hàng mua vé cho bất kỳ loại phương tiện công cộng nào. Tuy không có một ngày lễ riêng cho các nhà giáo Nhật Bản như ở Việt Nam, nhưng vẫn tuyệt vời khi mỗi một ngày dường như đã là một ngày hội...

  Hãy để niềm tự hào đập trong ngực tất cả mọi chúng ta. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước tên gọi Thầy Cô giáo...


(đăng lại từ fb Gia Nguyễn).

Friday, November 19, 2021

Dù chỉ là một con ếch (trích góc nhìn Alan Phan)

 Dù chỉ là một con ếch, tôi đã sống một cuộc sống phiêu lưu đầy kỳ thú vì biết “lên đường”. Đừng lo sợ, nghi ngại, hãy đi tìm những cuộc phiêu lưu cho cá nhân mình, cho cuộc đời mình. Bạn sẽ gặp nhiều đắng cay, thất vọng, nhưng bạn cũng sẽ gặp nhiều may mắn, thành công. Hãy giữ vững niềm tin: Cứ đi ắt sẽ đến.



- TS. Alan Phan - 


Trích từ sách 42 năm làm ăn tại Mỹ và Trúng Quốc (Thuộc Bộ sách Di sản Alan 

Monday, November 8, 2021

 🐕 CHUYỆN TÌNH SHIIRO

 



Câu chuyện này xảy ra năm 1986 tại hòn đảo Zemami, thuộc quần đảo Kerama (Nhật Bản), nằm cách Okinawa 27 km. Gia đình người đánh cá Nakamura sống ở đây, với con chó trung thành mang tên Shiro. Sắp tới mùa đông, Nakamura cùng chú chó chuyển sang sống ở đảo khác, đảo Aka. Và từ ngày đầu tiên ông thấy chú chó có nhiều biểu hiện rất bất thường: Shiro hay ra bến tàu đứng hàng tiếng đồng hồ, nhìn bất động về phía đảo cũ Zemami. Khi đó cặp mắt người bạn bốn chân này buồn tới mức ông chủ cũng nhận ra sẽ có chuyện chẳng lành. Chuyện lạ xảy ra ngay ngày hôm sau, Shiro biến mất từ sáng. Nó chỉ hiện ra vào buổi chiều tối, mệt mỏi đờ đẫn và ướt sũng toàn thân. Câu chuyện cứ lặp lại như thế, ngày này qua ngày khác, ông chủ mới âm thầm theo dõi. Thì ra từ sáng Shiro ra bến tàu, lặng lẽ đứng nhìn xuống dòng nước, thế rồi nó lao mình xuống biển. Nghĩ là chú chó nhớ căn nhà xưa, ông đánh cá dùng tàu chầm chậm bơi theo từ xa xem thế nào. Shiro cứ bơi, khi nào có vẻ mệt nó biết trèo lên những tảng đá nửa chìm nửa nổi để đứng nghỉ, sau đó lại lao xuống biển... Mất mấy tiếng chú chó mới bơi đến đảo cũ được, Nakamura dùng bộ đàm liên hệ với người quen trên đảo cũ nhờ theo dõi xem Shiro có quay về nhà cũ không, thì ra nó quay về... ngôi nhà bên hàng xóm! Bên đó có con chó cái Marilyn, và mối tình của hai con chó đã kéo dài được 3 năm rồi. 


Ông chủ coi như không biết gì, và thế là bức tranh lại lặp lại ngày này qua tháng khác: buổi sáng cứ Nakamura đi làm, thì chú chó Shiro bơi vượt eo biển, rồi đến tối lại bơi về, không bao giờ “qua đêm” ở chỗ người yêu. Nước biển ngày một lạnh như Shiro không chùn bước... Khi câu chuyện được đăng tải cả nước Nhật theo sát diễn biến của mối tình Shiro-Marilyn. Hàng nghìn du khách tìm đến tận nơi, chỉ để thấy mặt “kẻ chung tình” Shiro. Mối tình tuyệt đẹp ấy còn kéo dài thêm một năm nữa, mỗi ngày Shiro cứ bơi đi 4km rồi lại bơi về 4km. Rồi Marilyn chết đi, Shiro vẫn bơi sang tìm người tình nhưng đâu còn nữa...


Shiro chung thủy đến khi từ giã cõi đời, năm 2000 (17 tuổi). Người Nhật năm 1998 đã làm bộ phim “Tôi muốn thấy Marilyn” để kể lại về mối tình đặc biệt này. Sau 2000 người ta xây tượng cho hai chú chó, tượng Shiro thì đứng trên bờ đảo Aka, tượng Marilyn đứng trên bờ đảo Zemami và chúng tất nhiên quay mặt vào nhau. “Đối với tình yêu đích thực không tồn tại bất cứ trở ngại nào” – câu này cũng đúng với tình cảm giữa chú chó Shiro và người chủ Nakamura, nó đã không bỏ ông trong suốt những ngày tháng ấy. Người Nhật vốn đã nổi tiếng vì đức trung thành cũng vẫn phải nghiêng mình trước chú chó Shiro.


Bây giờ các bạn vẫn có thể viếng thăm tượng của hai chú chó Shiro và Marilyn ở Nhật, hoặc câu chuyện có thể xem ở đây: 

https://www.youtube.com/watch?v=LHSh-o4GI5E 


 

Bonus: Nakamura nay sống ở Zemami, làm nghề hướng dẫn viên du lịch kiêm HLV lặn biển... Du khách thỉnh thoảng có thể thấy vài con chó lông trắng chạy dọc bãi biển, chúng rất ưa hoạt động nhưng đều rất sợ bơi. Con chó nổi tiếng nhất có tên là Clara, nó có thể là cháu hay chắt của Marilyn và Shiro, thỉnh thoảng trời nắng nó lại chạy vào núp dưới tượng của “cụ bà”. Nó đã tham gia đóng phim “Tôi muốn nhìn thấy Marilyn” nhưng rồi mất năm 2016 (thọ tới 20 tuổi!). 

 

* Sưu tầm

Saturday, November 6, 2021

 KÍ ỨC ĐẠI NỘI HUẾ LÚC CÒN NGUYÊN VẸN ⛩⛩⛩

 KÍ ỨC ĐẠI NỘI HUẾ LÚC CÒN NGUYÊN VẸN ⛩⛩⛩

____



Trải qua nhiều thăng trầm của thời cuộc, nhiều đợt chiến tranh, thiên tai, bão lũ..., đã làm cho các cung điện lớn nhỏ trong Kinh thành Huế bị hư hỏng nặng nề, có nhiều công trình đã bị xoá sổ hoàn toàn. Qua đó để lại nhiều tiếc nuối cho hậu thế.


Để giúp các bạn hiểu rõ hơn thì Ad xin điểm qua các công trình chính & hiện trạng các cung điện trong Đại Nội Huế nhé.


1: CỔNG NGỌ MÔN: Ngọ Môn là cổng chính phía nam của Hoàng thành Huế, Ngọ Môn - có nghĩa là "cổng tý ngọ" - hướng về phía nam, là cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế. Chỉ dành riêng cho vua đi lại hoặc dùng khi tiếp đón các sứ thần, trải qua trận chiến Mậu Thân 1968 & thiên tai đã làm cho công trình này hư hỏng nặng, Trung tâm BTDT Cố đô Huế đã tiến hành trùng tu nay đã hoàn thiện và đưa vào hoạt động sau 8 năm thi công. Kinh phí trùng tu là khoảng 80 tỷ đồng.


2: ĐIỆN THÁI HOÀ: Là điện lớn nhất trong Kinh thành Huế còn sót lại nguyên vẹn & cho du khách tham quan trong nhiều năm qua, hiện nay đã bị xuống cấp nghiêm trọng & Trung tâm BTDT Cố đô Huế đang chuẩn bị trùng tu với kinh phí khoảng 150 tỷ đồng.


3: ĐẠI CUNG MÔN: Đại Cung Môn là cửa chính vào Tử Cấm Thành, có 5 gian (không chái) được xây dựng vào năm 1833 thời Minh Mạng, gồm 3 cửa. Cửa ở gian chính giữa chỉ dành cho vua. Mặt sau hai bên có hai hành lang nối với Tả Vu, Hữu Vu. Công trình này đã bị xoá sổ hoàn toàn sau Mậu Thân 1968, hiện nay Trung tâm BTDT Cố đô Huế cùng các chuyên viên của Đại học Waseda - Nhật Bản đang nghiên cứu chuẩn bị cho việc phục dựng lại công trình này.


4: ĐIỆN CẦN CHÁNH: Là ngôi điện lớn & đẹp nhất trong Tử Cấm Thành - Đại Nội Huế, là nơi vua thiết triều, thường tiếp sứ bộ ngoại giao, tổ chức yến tiệc của hoàng gia và triều đình, điện Cần Chánh đã bị phá huỷ hoàn toàn trong trận Mậu Thân nay chỉ còn nền móng. Hiện nay Trung tâm BTDT Cố đô Huế đang tìm tư liệu & tổ chức nhiều cuộc hội thảo nghiên cứu để tiến hành phục dựng lại ngôi điện này, có thể sau khi điện Kiến Trung khôi phục xong thì khả năng điện Cần Chánh sẽ được tính tiếp.


5: ĐIỆN CÀN THÀNH: Điện Càn Thành trước năm 1811 có tên là điện Trung Hòa nằm trong Tử Cấm Thành, đây là tư cung của nhà vua. Công trình này đã bị phá huỷ hoàn toàn trong trận chiến Mậu Thân, nay chỉ còn nền móng. Hiện nay vẫn đang trong kế hoạch nghiên cứu để phục dựng lại ngôi điện này.


6: CUNG KHÔN THÁI: Cung Khôn Thái nằm ngay phía sau cung Càn Thành, cung này là nơi ở cho các bà Hoàng hậu, Hoàng Quý phi. Công trình này đã bị phá huỷ hoàn toàn trong trận chiến Mậu Thân, nay chỉ còn nền móng. Hiện nay Trung tâm BTDT Cố đô Huế vẫn đang trong quá trình nghiên cứu để phục dựng lại công trình này.


7: ĐIỆN KIẾN TRUNG: Điện Kiến Trung nằm trong Tử Cấm Thành được vua Khải Định cho xây vào năm 1921 - 1923 cùng thời gian với việc xây lăng để làm nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung. Công trình này đã bị phá huỷ hoàn toàn năm 1968 chỉ còn nền móng. Hiện nay Trung tâm BTDT Cố đô Huế đang tiến hành xây dựng khôi phục, phần thô của điện này đã cơ bản xong giờ là lúc triển khai làm nội thất, thời gian hoàn thành dự kiến vào giai đoạn 2021-2023. Kinh phí khôi phục ngôi điện này là trên 200 tỷ đồng.


8: LẦU TỨ PHƯƠNG VÔ SỰ: Lầu Tứ Phương Vô Sự là công trình kiến trúc hai tầng, nằm trên Bắc Khuyết đài là công trình cuối cùng ở Tử Cấm Thàn. Lầu được xây dựng và khánh thành năm 1923 để chuẩn bị cho lễ mừng thọ "Tứ tuần đại khánh tiết" của vua Khải Định vào năm 1924. Sau đó, lầu Tứ Phương Vô Sự trở thành nơi cho nhà vua và hoàng gia hóng mát, cũng là nơi học tập hàng ngày của các vị hoàng tử và công chúa giai đoạn cuối triều Nguyễn. Công trình đã bị hư hỏng nặng từ trận chiến Mậu Thân & thiên tai gây ra. Trung tâm BTDT Cố đô Huế đã tiến hành trùng tu lại công trình này & đã đưa vào hoạt động sau 2 năm trùng tu với kinh phí là 9,3 tỷ đồng.


Biên tập: NLVH

ảnh: Đại Nam