10 ĐẶC TÍNH CỦA THẦN CHÚ ĐẠI BI
Ta đang trì tụng Đại Bi Thần Chú. Vậy trước tiên ta cũng nên biết Chú là gì?
Chú còn được biết dưới những tên gọi khác là Thần Chú, là Chân Ngôn hay Mật ngôn, tiếng Phạn là Đà La Ni (Dhàrani), tức là những câu nói bí mật của chư Phật, chư Bồ Tát. Đà La Ni được dịch qua tiếng Trung Hoa có nghĩa là Tổng Trì, tức là một loại thần lực có năng lực thâu nhiếp cùng bảo trì tất cả các pháp thế gian và xuất thế gian không cho các thiện pháp bị tán loạn và ngăn che các ác pháp không cho phát sanh.
Tuy thần chú là những lời nói nhiệm mầu, bí mật của chư Phật, chư Bồ Tát ta khó thể lãnh hội được nội dung, ý nghĩa nhưng điều này không có nghĩa là khi trì tụng Thần chú Đại Bi ta chỉ đọc tụng lên một cách máy móc. Một khi đã biết được công năng và oai lực của Thần chú Đại Bi sẽ giúp ta hiểu được tướng mạo của Thần Chú Đại Bi, hay nói một cách rõ ràng hơn, đặc tính của Đại Bi Tâm. Những đặc tính này đã được Bồ Tát Quán Thế Âm giải thích rõ ở trong kinh khi đáp lại lời thỉnh cầu của vua trời Đại Phạm Thiên Vương, đó là :
1. Tâm Đại Từ Bi
2. Tâm Bình Đẳng
3. Tâm Vô Vi
4. Tâm Chẳng Nhiễm Trước
5. Tâm Không Quán
6. Tâm Cung Kính
7. Tâm Khiêm Nhường
8. Tâm không Tạp Loạn
9. Tâm Không Chấp Giữ
10. Tâm Vô Thượng Bồ Đề
Chân tâm là Phật tánh, vốn thường hằng, hiện hữu trong mỗi chúng sanh. Ta không thấy được chân tâm của mình vì vô minh, vì tội ác, nghiệp chướng như rong rêu tích tụ từ hằng hà sa số kiếp đang bao phủ nó. Bồ Tát Quán Thế Âm hằng thương yêu lo lắng cho chúng sanh đã giúp ta phương tiện diệu dụng là Thần chú Đại Bi, như chỉ cho ta một con đường tắt để hành trì tu tập, mau chóng tiến đến niết bàn.
Trì tụng Thần chú Đại Bi chắc chắn sẽ làm vỡ ra những mảng tội ác, nghiệp chướng đã đeo đẳng, dính cứng vào thân ta từ bao đời, oai lực của nó sẽ như ngọn đuốc bùng lên giữa đêm dài vô minh tăm tối, làm bừng sáng, tỏ ngộ chân tâm.
st
Tôi tin cuộc đời này rất đẹp. Tôi cũng tin cuộc đời đầy những mảnh vỡ... Tôi chỉ muốn, mỗi buổi sáng có thể ngồi đối diện cùng một người, uống trà. Ko cần nói chuyện, ko cần âm thanh ồn ả, chỉ cần ánh mắt, bàn tay ấm áp trong nhau là đủ. Là đủ bình an...
Tuesday, March 26, 2019
Chú Đại Bi
Monday, March 25, 2019
Vải sợi từ chuối, bền hơn cả lụa
Tơ có nguồn gốc từ chuối, hay còn gọi là sợi musa, được biết đến với khả năng dẻo dai bậc nhất. Ngoài khả năng phân hủy sinh học, loại sợi tự nhiên làm từ thân cây chuối này còn bền chắc. Vải được làm từ sợi chuối có độ mềm và dẻo dai, cũng như độ thoáng khí và thấm hút tự nhiên. Nó được đánh giá là tốt hơn cả lụa. Về hướng bền vững, vải từ sợi chuối có thể thay thế cho cotton và vải tơ tằm.
***
Làm sợi từ thân chuối bị bỏ đi
Chuối là loại cây chỉ ra trái một lần, người nông dân thu hoạch chuối sau đó đốn bỏ toàn bộ thân cây. Số lượng thân cây chuối bị bỏ mỗi năm hơn 1 tỷ tấn. Theo nghiên cứu, cần có 37kg thân cây để sản xuất 1kg tơ chuối.
Tuy nhiên, việc sản xuất ra sợi chuối từ thân cây chuối không hề đơn giản. Quá trình rất vất vả, người ta phải vận chuyển những thân cây bị bỏ từ nhiều cánh đồng trồng trọt về bằng xe tải, tước vỏ cây thành từng lớp mỏng, sau đó bỏ vào máy để tách sợi. Sau đó, quá trình làm ra giấy bắt đầu. Còn vải phải qua một quy trình xử lý khác. Đầu tiên, những mảnh vỏ từ thân cây chuối được nấu sôi trong dung dịch kiềm để mềm và rã. Khi đã rã ra, người ra sẽ se sợi ướt để tránh sợi giòn gãy. Sau đó, là nhuộm màu cho sợi hoặc dệt thành vải.
Thân cây chuối vốn xốp, bên trong có các vách dầy liên kết với nhau, thân cây có một loại nhựa là hỗn hợp giữa cellulose, hemicelluloses và lignin. Tơ từ chuối tương tự như sợi tơ làm từ tre, có độ khỏe và chắc chắn. Sợi chuối có thể được dùng làm thành chất liệu dùng cho nhiều mục đích khác nhau tùy theo độ dày mỏng, dựa trên từng phần của thân cây chuối làm ra sợi. Phần vỏ cây chuối, có thể cho ra các sợi có độ dày lớn hơn, trong khi đó phần ruột cây chuối có thể cho ra sợi có độ mịn hơn.
Sợi tơ từ chuối – một lựa chọn bền vững hơn tơ tằm
Kỹ thuật lấy tơ từ chuối thật ra đã có từ thế kỉ 13 tại Nhật Bản tuy nhiên loại chất liệu này bị lấn át khi cotton và tơ lụa, có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ, trở nên phổ biến. Nhưng giờ đây tơ từ chuối đã trở lại với ngành công nghiệp thời trang. Ngày nay tơ chuối đã được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, và phổ biến khắp thế giới với nhiều sản phẩm, từ túi lọc trà đến lốp xe hơi, sari, tờ tiền của Nhật.
Sợi từ chuối có thể dùng để làm dây thừng, thảm, vải dệt và giấy thủ công. Cần phải nói thêm rằng loại sợi này còn có khả năng kháng nước, chống cháy và có thể tái chế được, theo ghi nhận của Green Banana Paper. Để sản phẩm được bền hơn, công ty đã thêm vào giấy một lớp sáp mỏng.
Hiện nay đang tìm kiếm những chất liệu thân thiện với môi trường để thay thế cho cotton – đang rất phổ biến và được dùng nhiều nhất hiện nay (vốn tiêu tốn khá nhiều tài nguyên khi trồng), hay các loại chất liệu có gốc dầu hỏa như acrylic, polyester, nylon và spandex. Trong khi quá trình sản xuất những loại chất liệu này vẫn đang tổn hại đến hành tinh, nhiều công ty đang tìm kiếm nguồn vải có nguồn gốc tự nhiên nhằm hướng đến thời trang bền vững. Sợi tơ có nguồn gốc từ chuối – loại chất liệu được cho là có tính đột phá trong ngành công nghiệp hiện nay có thể là một giải pháp thích hợp.
Nguồn: Style-Republik
Monday, March 4, 2019
TẠI SAO CHÍNH KHÁCH NƯỚC NGOÀI KHOÁI ĐẾN VIỆT NAM ĂN HÀNG?
📖
Obama ăn bún chả bình dân, Trudeau uống cà phê vỉa hè, Turnbull ăn bánh mì vỉa hè. Tại sao? Tại vì chúng ta tung hô những chuyện như thế và chuyện đó rẻ tiền. Không có ý chê bai xấu hay dở. Mà là theo nghĩa đen. Làm như vậy không tốn kém gì mấy. Trong khi đó lại được quá nhiều, quá hiệu quả.
Thật ra đó là một tiểu xảo trong kỹ thuật bán hàng gọi là bắt chước (mimicry) hay phản chiếu (mirror). Đại khái là bắt chước điệu bộ, cách nói chuyện, ăn mặc, … của khách hàng. Việc làm đó dễ chiếm được thiện cảm của khách hàng vì tạo ra cảm giác quen thuộc, gần gũi. Khách hàng có vì vậy mà mua hàng không? Cái này còn tuỳ theo là khách hàng xử lý thông tin theo tuyến trung tâm (central route) hay tuyến ngoại vi (peripheral route).
Theo Elaboration Likelihood Model (ELM), trong những vấn đề quan trọng, liên quan đến nhiều đến bản thân, khách hàng sẽ xử lý thông tin theo tuyến trung tâm nên tiểu xảo mimicry không có tác dụng gì nhiều mà khách hàng chỉ tập trung vào phân tích lợi ích mà sản phẩm mang lại. Trong khi đó, trong những tình huống không quan trọng, không liên quan mấy đến bản thân, khách hàng ít có động lực sử dụng tuyến trung tâm để xử lý những thông tin quan trọng nên thường sẽ xử dụng tuyến ngoại vi để xử lý những thông tin ngoại vi vì nó dễ hơn. Đây là tình huống mà mimicry phát huy tác dụng.
Ví dụ như khi bạn đi mua xe, bạn ít khi mua chiếc xe vì người bán hàng dễ thương, gần gũi, hay thân thiện mà bạn mua là vì chiếc xe đó phù hợp với nhu cầu của bạn. Nhưng khi mua một cái vé số, nhiều khi bạn mua chỉ vì người bán dễ thương, thân thiện.
Quay lại tình huống các chính trị gia nước ngoài khi đến Việt Nam sử dụng tiểu xảo mimicry, nhiều người Việt cảm thấy rất thích vì thấy các vị này gần gũi thân thiện. Các chính trị gia này làm việc như thế nào, giỏi hay dở, thì không quan trọng và liên quan trực tiếp đến họ nên họ không có động cơ tìm hiểu thông tin để xử lý theo tuyến trung tâm mà chỉ dựa vào tuyến ngoại vi để đánh giá. Ví dụ như Trudeau chỉ cần diễn sâu một tí, ra một quán cà phê chụp ít hình, ra kênh Nhiêu Lộc chạy bộ chụp ít hình thì đã lấy lòng không biết bao nhiêu người vì như thế là đủ cho xử lý thông tin ngoại vi. Có mấy ai có đủ động cơ để lên Google để tìm hiểu xem bạn í làm thủ tướng kiểu gì ở Canada để mà xử lý thông tin theo tuyến trung tâm để biết là bạn í trốn đến 58% các phiên hỏi đáp ở Nghị Việnvà khi bị chất vấn về thâm thủng ngân sách bạn ấy trả lời một cách rất ngây thơ là “ngân sách sẽ tự nó cân bằng.” Thế đấy, đó là lý do nhiều người Việt tung hô bạn ấy là “tinh tế”, “tận tâm”, vân vân và mây mây.
Nếu các chính trị gia Việt Nam diễn sâu như Trudeau thì có được tung hô như vậy ở Việt Nam không? Đương nhiên là không! Đây là tình huống quan trọng và liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người Việt. Họ không đánh giá các chính trị gia Việt theo tuyến ngoại vi, mà là theo tuyến trung tâm.
Bất công đúng không ạ? Không những bất công với các chính khách Việt mà còn bất công với người dân Việt nữa. Sau khi tung hô họ, thần tượng họ, quảng cáo, PR cho họ, các bạn được gì? Không có gì cả. Tại sao lại tham gia vào một thương vụ bất lợi như thế? Tại sao không trao đổi công bằng? Nếu các bạn muốn được tung hô, được quảng cáo, được PR thì các bạn phải mang lại lợi ích gì cho chúng tôi chứ?
Chúng ta chỉ cần không tung hô những hành vi vô bổ đó nữa, họ sẽ dừng lại. Thay vào đó, chúng ta chỉ tung hô khi họ mang lại những hợp tác thương mại, khoa học, y tế, giáo dục, … cho chúng ta. Hay ít ra cũng là quảng bá cho sản phẩm, văn hoá, địa danh, … của chúng ta ra toàn thế giới chứ? Như vậy, những lần sau, các chính khách này sẽ không còn vào Việt Nam ăn hàng làm màu nữa, mà sẽ làm những việc có ích hơn. Vâng, khi chúng ta biết xử lý thông tin theo tuyến trung tâm, chúng ta sẽ có lợi hơn và không bị hoa mắt trước những màn diễn sâu màu mè nữa.
Câu chuyện chính khách ăn hàng ở Việt Nam chỉ là một minh h oạ cho các nguyên lý về hành vi trong bài này. Các bạn có thể áp dụng những nguyên lý naỳ vào những việc khác nhau. Ví dụ như các nguyên lý này cũng giải thích được tại sao trên Facebook có quá nhiều hiện tượng sống ảo khoe thân thể, khoe giàu có, khoe thành tích, … Tại vì có nhiều người đang tung hô những chuyện như vậy. Nếu chúng ta muốn Facebook có nhiều nội dung có ích hơn thì chúng ta phải thay đổi hành vi của chính chúng ta.
Chúc các bạn áp dụng những nguyên lý này vào nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống và cảm nhận được nhiều thay đổi tích cực.