Wednesday, February 15, 2017

ĐỨC KIÊN NHẪN VÀ KIỂM SOÁT NÃO BỘ CHỐNG XAO NHÃNG

ĐẾN NƠI ĐẾN CHỐN
Một cán bộ được giao nhiệm vụ gửi một lô hàng sang Singapore cho đối tác.
Sau khi đến Hải quan và Hãng vận tải làm xong các thủ tục gửi hàng, anh nghĩ là mình đã hoàn thành nhiệm vụ.
Khoảng 2 tuần sau đó, đối tác gọi điện hỏi vì sao...

Có vài nghiên cứu về kiên nhẫn và tự kiểm soát nhưng có một nghiên cứu tôi thực sự thích cho nên tôi muốn chia sẻ cùng các bạn.
Nghiên cứu này được tiến hành năm 1968 tại một trường tiểu học nơi trẻ em 4 tuổi được cho một cái kẹo đặt trước chúng. Chúng có thể ăn kẹo bất kì khi nào chúng thích nhưng nếu chúng có khả năng đợi 10 phút thì chúng được thưởng thêm một kẹo nữa. Phần lớn trẻ con không chờ đợi lâu, nhiều đứa ăn ngay kẹo nhưng có một vài đứa có khả năng để trì hoãn thích ăn lại và đợi được 2 kẹo.
Ts. Mischel, người tiến hành nghiên cứu này, quan sát: “Trẻ con hoạt động lắm, chúng không có khả năng chờ đợi và bất kì cái gì chúng muốn, chúng cần nó ngay lập tức. NHƯNG KHI QUAN SÁT TÔI THẤY MỘT SỐ ĐỨA CÓ KHẢ NĂNG TỰ KIỂM SOÁT, TÔI TỰ HỎI LÀM SAO CHÚNG HỌC ĐƯỢC VIỆC TRÌ HOÃN CÁI MUỐN CỦA CHÚNG ? Sau khi quan sát thêm, Ts. Mischel nhận ra rằng tự kiểm soát tới từ “phân phối chú ý” chứ không phải là từ sức mạnh ý chí. Trẻ con thành công tránh suy nghĩ về kẹo bằng việc tập trung chú ý của chúng đâu đó, chẳng hạn chúng chơi đồ chơi hay nhìn vào sách và quên kẹo.
Ts. Mischel viết: “Nếu bạn nghĩ về kẹo, nó ngon làm sao, thế thì bạn sẽ ăn ngay nó cho nên chìa khoá là tránh nghĩ về nó.” Với việc nhận ra đó, bạn không phải dùng sức mạnh ý chí để tránh ăn kẹo mà phát triển kĩ năng tập trung chú ý vào cái gì đó khác. Một khi bạn nhận ra rằng sức mạnh ý chí chỉ là vấn đề học cách kiểm soát ý nghĩ của mình, bạn có thể cải tiến kiên nhẫn của mình.”
Ts. Mischel đi xa hơn để nhìn vào thành tựu của họ và ông ngạc nhiên thấy rằng mọi đứa trẻ có kĩ năng tự kiểm soát đều xuất sắc trong học tập của chúng. Nghiên cứu về kiên nhẫn tiếp tục trong các trường phổ thông, đại học, và cuộc sống và nó cho nhiều phát kiến đáng ngạc nhiên. Trên 80% trẻ con vào đại học với điểm hàng đầu và có cuộc sống thành công. Ông ấy kết luận rằng “Kiên nhẫn, tự kiểm soát và thành công hoàn toàn có quan hệ lẫn nhau.”
Ngày nay sinh viên bị sao lãng bởi nhiều thứ và xu hướng là nhìn ra ngoài. Rất ít sinh viên coi kiên nhẫn là đức hạnh. Trong thế giới công nghệ thay đổi nhanh, nhiều người bị mù bởi “sự hài lòng tức khắc của thương mại hoá” cho nên bất kì cái gì họ thích, họ muốn có nó ngay. Họ phải có trang thiết bị mới nhất, máy laptop nhanh nhất, điện thoại di động mới nhất bởi vì những thứ này cho họ sự thoả mãn ngay tức khắc. Ở trường học, nhiều sinh viên muốn học cái gì đó nhanh chóng để họ có thể sang các lớp tiếp. Rất ít người đi sâu để thực sự hiểu hay làm chủ thấu đáo vấn đề. Máy tính và internet với mọi ích lợi cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lên sinh viên qua trò chơi video, các website nội dung xấu, và các website kích dục vì chúng làm sao lãng họ khỏi học tập.
Khi nhiều sinh viên đem laptop tới lớp, tôi đã quan sát bao nhiêu sinh viên ghi chép bài giảng và bao nhiêu người chơi trò chơi video hay gửi email cho bạn bè họ. Với điện thoại di động và tin nhắn, ngay cả trong lớp, nhiều sinh viên không học và bị phân tán bởi các tin nhắn không cần thiết.
Giáo dục truyền thống hầu hết dựa trên kiểm tra cho nên có “thủ đoạn và lối tắt” mà sinh viên có thể qua được kì thi chẳng mấy khó khăn. Bởi vì nhiều giáo sự có xu hướng dùng cùng bài thi hết năm nọ tới năm kia, sinh viên có thể kiếm được bài thi, bài kiểm tra năm trước và có thể thực hiện công việc chẳng mấy nỗ lực. Tuy nhiên, cuộc sống đại học thực sự ngắn ngủi. SAU BỐN NĂM, SINH VIÊN PHẢI RA TRƯỜNG ĐỂ XÂY DỰNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌ MÀ KHÔNG CÓ ĐÀO TẠO HAY KĨ NĂNG THÍCH HỢP. ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA CHO HỌ? SAO NHIỀU NGƯỜI TRONG HỌ KHÔNG THỂ KIẾM ĐƯỢC VIỆC? NGAY CẢ VỚI VIỆC THIẾU HỤT NGƯỜI TRẦM TRỌNG CỦA KĨ NGHỆ PHẦN MỀM TRÊN KHẮP THẾ GIỚI, NHIỀU SINH VIÊN PHẦN MỀM VẪN KHÔNG THỂ TÌM ĐƯỢC VIỆC TỐT? Bạn tôi sở hữu một công ti phần mềm nói với tôi rằng ông ấy không thể tìm được người đúng với kĩ năng. Với mọi việc lam, ông ấy phải phỏng vấn ít nhất ba mươi người để tìm ra một người đúng với kĩ năng.
Điều này giải thích tại sao các nước đã phát triển phải ban hành qui chế di trú đặc biệt đối với người có kĩ năng cao từ các nước khác tới làm việc bởi vì người của họ không có những kĩ năng được cần tới.
Khi tôi day ở Trung Quốc và Ấn Độ, tôi quan sát những thái độ của họ. Các sinh viên này rất siêng năng và kiên nhẫn trong học tập. Họ hiểu rằng tương lai của họ tuỳ thuộc vào kĩ năng của họ và họ có cơ hội để cải thiện cuộc sống của họ qua giáo dục. Nhiều người có máy tính và truy nhập internet nhưng bằng cách nào đó họ có tự kiểm soát. Như một thói quen dạy học, tôi thích đi quanh lớp học trong khi giảng để quan sát nhanh chóng các sinh viên. Tôi để ý rằng phần lớn đều ghi chép và nhiều người hỏi các câu hỏi về chủ đề, cho nên tôi biết rằng họ đang học chăm chỉ và hiểu rõ vấn đề.
Vài năm trước, tôi ngạc nhiên khi thấy nhiều người trong số họ làm việc ở các chức vụ then chốt ở các công ti hàng đầu tại Ấn Độ và Trung Quốc. Nhiều người trong số họ nhận ra tôi nên tôi hỏi họ “ĐIỀU GÌ ĐÃ XẢY RA TRONG LỚP CỦA TÔI? SAO BẠN KHÔNG BỊ SAO LÃNG BỞI CÁC ĐIỀU KHÁC VÀ CÓ KHẢ NĂNG TẬP TRUNG.” Câu trả lời của họ làm tôi ngạc nhiên: “Tất nhiên bao giờ cũng có những sao lãng, nhưng khi sao lãng tới, chúng tôi đưa chú ý của mình về lại chủ đề của lớp bằng việc nghĩ tới câu hỏi để hỏi thầy. Dù các sao lãng đó hấp dẫn đến đâu, mạnh tới đâu chúng tôi cũng không cho chúng tiến lên. Chúng tôi tập trung vào học tập của mình bằng việc dồn chú ý của mình vào các câu hỏi mà chúng tôi muốn hỏi thầy cho nên chúng tôi có thể quên các sao lãng khác.”
Tôi học được từ họ, về cách tự kiểm soát làm lợi cho chúng ta trong cuộc sống hàng ngày: như một khả năng hướng chú ý vào cái gì đó khác để cho quyết định của chúng ta không bị sao lãng. Cho nên tôi quay lại xem xét nghiên cứu của Ts. Mischel và thấy ra cái gì đó mà tôi đã không chú ý trước đây. Ông ấy đã chú thích: “Chỉ dạy trẻ em về kiên nhẫn là không đủ — thách thức thực là biến đổi điều đó thành thói quen, và điều đó cần nhiều năm thực hành.” Tôi sẽ thêm rằng điều đó cần việc thực hành hàng ngày, đều đặn, vì thói quen suy nghĩ sao lãng của chúng ta rat mạnh.
Ts. Mischel kết luận nghiên cứu của mình: “Mặc dầu hệ thống giáo dục và xã hội chúng ta hội tụ vào tri thức thông minh, nơi nhiều nhà khoa học đã coi thông minh như điều quan trọng nhất trong cuộc sống, tôi thấy rằng thông minh KHÔNG phải là về kích cỡ bộ não mà là Kiên nhẫn và Tự kiểm soát.”
.

==JOHN VŨ ==